Thực Tập Sinh Nhật Bản

Nội dung chính: 

 

      1. Khái niệm Thực tập sinh Nhật Bản là gì? 

      2. Ý nghĩa của việc tham gia chương trình Thực tập sinh?

      3. So sánh phân biệt giữa Thực tập sinh và Du học sinh Nhật Bản

      4. Mức lương, quyền lợi và đãi ngộ của Thực tập sinh

      5. Nghĩa vụ của Thực tập sinh
      6. Chi phí tham gia chương trình Thực tập sinh 

      7. Điều kiện và Quy trình tham gia chương trình Thực tập sinh

      8. Đăng ký tìm hiểu chương trình Thực tập sinh

1. Tìm hiểu khái niệm thực tập sinh Nhật Bản

Thực tập sinh Nhật Bản là những người lao động Việt Nam ( thường là người trẻ ) đi xuất khẩu lao động sang Nhật Bản nhưng tập trung vào việc đào tạo chuyên sâu về tay nghề. Hầu hết những thực sinh Nhật Bản là người Việt Nam đều có mong muốn được học hỏi những kiến thức chuyên sâu, trải nghiệm môi trường làm việc cũng như tiếp xúc với công nghệ tiên tiến của Nhật Bản.

Chương trình thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản là chương trình đi xuất khẩu lao động Nhật Bản (XKLĐ Nhật Bản) do Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội (LĐTB&XH) quản lý. Nếu các bạn đi sang Nhật làm việc mà không theo chương trình XKLĐ Nhật Bản do Bộ LĐTB&XH quản lý thì không gọi là đi xuất khẩu lao động nhé.

Thực tập sinh Nhật Bản tức là sang Nhật làm thực tập hay như ở Việt Nam gọi là học việc. Đã là đi học việc thì mọi người nên chuẩn bị tâm lý của người học việc. Người học việc đôi khi bị sai đi làm mấy việc vặt là chuyện bình thường nhé.

 

2. Ý nghĩa của việc tham gia chương trình Thực tập sinh?

  • Công việc tốt mức lương ổn định, tích luỹ vốn sau khi về nước
  • Nâng cao tay nghề và năng lực thông qua làm việc trong nhà máy Nhật Bản.
  • Rèn luyện tư thế, tác phong, kỷ luật và ý thức làm việc chuyên nghiệp.
  • Cơ hội học hỏi các kỹ năng làm việc hiệu quả của Nhật Bản.
  • Nâng cao trình độ tiếng Nhật và/hoặc lấy chứng chỉ tiếng Nhật cao cấp
  • Trải nghiệm cuộc sống, văn hóa, đất nước, con người Nhật Bản trong 1 - 3 - 5 năm.
  • Dễ dàng chọn việc lương cao, dễ phát triển nghề nghiệp sau khi về nước

3. Phân biệt thực tập sinh và du học sinh tại Nhật Bản

Thực tập sinh và du học sinh tại Nhật Bản là hai chương trình khác nhau với mục đích và điều kiện tham gia khác nhau:

  • Chương trình thực tập sinh Nhật Bản: Đi làm kiếm thu nhập dưới dạng visa lao động, với mức phí và điều kiện tham gia cụ thể. Mức lương xuất khẩu lao động Nhật Bản là một yếu tố quan trọng cần xem xét.
  • Chương trình du học sinh Nhật Bản: Đi học và có thể làm thêm tối đa 28 giờ/tuần, với chi phí bao gồm học phí và các điều kiện khác như trình độ học vấn và độ tuổi.

Điểm khác biệt cơ bản giữa hai chương trình này là mục đích, với thực tập sinh là kiếm tiền qua làm việc, và du học sinh là học tập và tích lũy kiến thức. Điều này quan trọng để tránh việc hiểu lầm mục đích và đảm bảo tuân thủ các quy định và điều kiện tham gia.

4. Mức lương, quyền lợi và đãi ngộ của Thực tập sinh

Thực tập sinh Nhật Bản được hưởng một loạt các quyền lợi và đãi ngộ đáng kể:

  • Bảo hiểm: Thực tập sinh được hưởng các loại bảo hiểm như bảo hiểm y tế quốc dân, hưu trí quốc dân, bảo hiểm sức khỏe nhân dân và lương hưu nhân dân, bảo hiểm tai nạn lao động, bảo hiểm thất nghiệp.
  • Thu nhập hấp dẫn: Thu nhập dao động từ 28 – 32 triệu đồng/tháng, có thể tăng thêm từ 5 – 12 triệu đồng mỗi tháng nếu chăm chỉ tăng ca.
  • Nghỉ phép có lương: Thực tập sinh được cấp tới 25 ngày nghỉ phép có lương mỗi năm.
  • Bảo vệ pháp lý: Thực tập sinh được bảo vệ bởi Luật lao động Nhật Bản, đảm bảo không bị bóc lột sức lao động.
  • Bồi thường hợp đồng: Trong trường hợp xí nghiệp phá sản, thực tập sinh được bồi thường từ 60% lương cơ bản.
  • Môi trường làm việc an toàn và hiện đại: Môi trường lao động tại Nhật tiên tiến và đảm bảo an toàn, cung cấp các biện pháp bảo hộ phù hợp.
  • Cơ hội trở lại: Sau khi về nước, thực tập sinh có cơ hội quay lại Nhật Bản lao động.
  • Gia hạn visa và vĩnh trú: Thực tập sinh có thể gia hạn visa tới 10 năm và có cơ hội vĩnh trú tại Nhật.

5. Nghĩa vụ của Thực tập sinh Nhật Bản

Cùng với quyền lợi, thực tập sinh Nhật Bản cũng phải tuân thủ các nghĩa vụ sau:

  • Làm việc đúng thời hạn: Thực tập sinh phải hoàn thành hợp đồng đúng thời gian quy định.
  • Trở về nước khi hết hạn hợp đồng và visa: Sau khi hợp đồng kết thúc, thực tập sinh phải trở về nước, cần gia hạn visa nếu muốn tiếp tục lao động.
  • Nộp thuế đầy đủ: Thực tập sinh phải nộp đủ các loại thuế theo quy định của Nhật Bản.

 

6. Chi phí tham gia chương trình Thực tập sinh 

Tổng chi phí tham gia chương trình thực tập sinh Nhật Bản dao động từ khoảng 90 – 120 triệu VNĐ. Chi phí này bao gồm các khoản sau:

  • Chi phí khám sức khỏe đi nước ngoài.
  • Chi phí dịch vụ và môi giới.
  • Phí làm hồ sơ, dịch thuật và xin visa.
  • Phí làm giấy tờ và các khoản phí phát sinh khác.

Mức phí cụ thể để tham gia chương trình thực tập sinh Nhật Bản phụ thuộc vào ba yếu tố chính sau đây:

  • Ngành nghề lựa chọn: Các đơn hàng trong những ngành nghề “hot” và có thu nhập cao thường có chi phí cao hơn. Ví dụ như ngành xây dựng, cơ khí, điện tử,…
  • Thời gian tham gia: Chương trình 3 năm thường có chi phí cao hơn (từ 110 – 165 triệu VNĐ) so với chương trình 1 năm (từ 40 – 80 triệu VNĐ).
  • Đơn vị phái cử: Công ty xuất khẩu lao động có thể thu thêm phí môi giới

 

Lưu ý quan trọng: Tại Công ty Hoa Hướng Dương không thu thêm phí môi mới 

7. Điều kiện và quy trình tham gia chương trình Thực tập sinh Nhật Bản

Để thành công trong việc trúng tuyển đơn hàng, ứng viên cần đáp ứng đầy đủ 6 điều kiện sau đây:

  • Độ tuổi và giới tính: Phải đủ 18 tuổi và không giới hạn giới tính.
  • Sức khỏe và ngoại hình: Phải được xác nhận là sức khỏe tốt từ cơ sở khám bệnh được cấp phép và phải đáp ứng các tiêu chí về cân nặng và chiều cao.
  • Trình độ học vấn, vốn Nhật ngữ và kinh nghiệm: Tốt nghiệp tối thiểu THCS, có trình độ tiếng Nhật tương đương N5 trở lên, và một số đơn hàng có thể yêu cầu kinh nghiệm  chuyên môn.
  • Tài chính và ngành nghề: Phải chuẩn bị đủ tiền phí tương ứng với thời gian tham gia và lựa chọn ngành nghề phù hợp.
  • Giấy tờ và quy trình: Chuẩn bị đủ các loại giấy tờ và trải qua quy trình xin tham gia chương trình.
  • Pháp lý: Phải có lý lịch rõ ràng và không bị cấm nhập cảnh Nhật Bản.

8. Đăng ký tìm hiểu tham gia chương trình như thế nào?